Kiến trúc Ai Cập cổ

|
      Các chữ tượng hình Ai Cập có liên quan đến các công trình kiến trúc
      Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nin là nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là các công trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ.
Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong suốt các triều đại Ai Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết cho các công trình như lăng mộ và đền đài. Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của các Hoàng đế, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài, đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo những cơn giận giữ bất thường của sông Nin. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập cũng giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví dụ, ngày nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nin nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này.
Điều ấn tượng nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ, cao lớn và chính xác theo quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng làm cho các nhà khảo cổ học lúng túng và việc liên tục khám phá chúng và có nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc đặc trưng của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ.


Các loại hình kiến trúc.
1. Kiến trúc lăng mộ: gồm có 3 loại: Mastaba, Kim tự tháp, Hang mộ lần lượt xuất hiện và tiến hoá theo thời gian theo thứ tự trên.
Mastaba: là lăng mộ dành cho tầng lớp quí tộc, có dạng hình tháp cụt.
Mastaba được xây theo hướng B-N, ý đồ ban đầu xuất phát từ việc mô phỏng ngôi nhà ở sau phát triển dần lên. Công trình chia làm hai phần: phần mộ và phần cúng tế.
Công trình tiêu biểu: Mastaba của Aha tại Sakkara, Mastaba tại Beit Khallaf, Mastaba tại Gizeh, Mastaba của Thi tại Sakkara.
Công trình tiêu biểu: Kim tự tháp của Zoser tại Sakkara, Kim tự tháp tại Meydum, Kim tự tháp của Seneferu tại Dahshur, Quần thể kim tự tháp tại Gizeh.
Địa mộ: được phát triển từ thời Trung vương quốc và Tân vương quốc ở vùng Thượng Ai Cập. Đây là vùng núi non hiểm trở thuận tiện cho việc xây dựng những khu địa mộ rộng lớn đã hình thành nên thành phố của người chết ở phía Tây sông Nile gồm thung lũng các vị vua và thung lũng các hoàng hậu.
Công trình tiêu biểu: Mộ của các vị vua tại Thebes, Mộ tại Beni Hasan.
Kim tự tháp: là lăng mộ dành cho vua chúa phát triển từ hình thức có bậc sang hình thức 2 dốc rồi 1 dốc. Hiện có khoảng 100 kim tự tháp tập trung chủ yếu ở vùng Hạ Ai Cập về phía Tây của sông Nile. Các kim tự tháp chủ yếu trong các vương triều III,IV thể hiện sức mạnh vĩnh cữu của các Pharaon dưới hình tượng các bậc thang lên trời hay những chùm tia sáng.
Kim Tự Tháp Giza
Kim Tự Tháp Giza

Người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác, tạo thành các "mummy" và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng hình tròn hoặc hình vuông, sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. Ở Ai Cập còn tìm thấy nhiều nơi có dấu vết của các khu vực có Masataba như khu lăng mộ vua chúa ở Memphis, xây dựng ở vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ 18 trước Công nguyên. Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp.
Một trong những Kim tự tháp lớn xuất hiện đầu tiên là Kim tự tháp Djoser. Nó có đáy hình chữ nhật, hai cạnh dài 126 m và 106 m, cao 60 m, có 6 bậc, các tầng thu nhỏ về phía trên. Công trình này do Imhotep chỉ đạo xây dựng. Ông là một vị quan đầu triều của nhà vua vương triều thứ 3, năm 2770 trước Công nguyên. Ngoài Kim tự tháp này còn có Kim tự tháp ở Meidum và ở Dashur là những loại có ba bậc cấp. Sau này, chúng được nghiên cứu và phát triển thành Kim tự tháp trơn, tiêu biểu nhất là quần thể Kim tự tháp ở Giza. Quần thể này bao gồm ba Kim tự tháp lớn, một con nhân sư Sphinx, 6 Kim tự tháp nhỏ, một số đền đài và 400 Mastaba. Ba Kim tự tháp trên là: Kim tự tháp Kheops (hay Kim tự tháp lớn tại Giza), Kim tự tháp Khephren và Kim tự tháp Mykerinos. Các Kim tự tháp này mang tên các nhà vua của Vương triều thứ 4; các kim tự tháp nhỏ hơn là của các hoàng hậu cùng thời. Vật liệu xây dựng tháp là đá vôi được khai thác tại chỗ, bên ngoài được phủ lớp đá vôi trắng nhẵn bóng, lấy từ các mỏ đá ở Tourah, trên hữu ngạng sông Nin, lớp phủ này ngày nay đã bị tróc mất.
Khu Medinet Habou, di tích khảo cổ học Ai Cập là phần phía Nam của miền Tây thành Thèbes cổ. Kiến trúc chủ yếu là ngôi đền Pamsès III (1198 - 1166 Tr.C.N). Mặt bằng của ngôi đền này gần giống đền Ramsès II. Tượng đền được trang trí nhiều bức hoành tráng chạm nổi mô tả các trận chiến của nhà Vua với người Liby và với các bộ tộc miền biển. Phía nam của đền có di tích một bức tường bao hình chữ nhật, một hồ thưởng ngoạn của lâu đài đời Amenophis Đệ tam (1408 - 1372 Tr.C.N).
Memnon, tên mà người Hy Lạp và người Roma đặt cho hai tượng đá khổng lồ của Amenophis III, đặt ở trước đền thời Pharaon này ở gần Thèbes. Do một cuộc động đất xảy ra năm 27, pho tuợng phía Bắc bị phá hủy một phần. Tương truyền rằng đá ở pho tượng bị đổ cứ sáng sáng lại phát ra tiếng nhạc (người ta tin rằng đó là lời Memnon chào mẹ, bà là nữ thần Bình Minh), nhưng từ khi được sửa lại vào năm170, thì tiếng nhạc đã tắt mất.
Ramexêum, tên gọi đền thờ Ramsès II (1300 - 1235 Tr.C.N), ở phía Đông Nam một ngọn đồi thuộc phần phía Tây thành cổ Thèbes. Kiến trúc ngày nay đã hỏng nhiều, chỉ còn một ít di tích: thân một kho tượng khổng lồ của Ramsès II, và một bức trạm khắc nổi rất hoành tráng mô tả trận Quađétsi và kho lưu trữ của đền được xây bằng gạch cổ còn khá nguyên vẹn.
Thung lũng Đế Vương là khu di tích khảo cổ Ai Cập ở Tây Bắc thành cổ Thebes, sau các ngọn đồi Deirel Bahari; mộ chôn các Pharaon thuộc các triều đại XVIII, XIX và XX (1530 - 1085 Tr.C.N). Các ngôi mộ Thèbes được đào ở sườn một ngọn đồi hoang, gồm một đường hầm dài dốc thoải mái, chia thành ba ngăn bằng những đoạn hầm hẹp lại, ở các đoạn này có một số không nhất định có các ngăn đào lõm vào vách, đường hầm dẫn đến một hay nhiều gian có cột chống đỡ trần. ở ngăn cuối cùng có mộ đá đặt ướp xác của nhà Vua, còn ở các gian bên cạnh có các đồ dùng trong nhà mà người chết có thể dùng đến ở thế giới bên kia. Tường các gian được trang trí bằng những bức tranh mô tả vị Pharaon đó trước các vị thần linh ở cõi vĩnh hằng. Đến nay, người ta đã tìm được 58 khu mộ như vậy. Phần lớn các khu mộ này đã bị xâm phạm ngay từ cuối thời Tần Đế Chế (1580 - 85 Tr.C.N). Và nó đã được mở cửa đón khách du lịch ngay từ thời đại Roma thế kỷ I Tr.C.N. Chỉ có ngôi mộ của Toutan Khamon (1354 - 1343 Tr.C.N) là còn nguyên vẹn. Các ngôi mộ đẹp nhất là mộ của Xêthi Đệ nhất (1312 - 1300 Tr.C.N) (mộ số 17) và mộ của Amenophis Đệ nhị (1450 - 1425 Tr.C.N) (mộ số 35).
2. Kiến trúc tôn giáo: chủ yếu là đền thờ các vị thần. Các đền thờ có thể được xây dựng trên các vùng đất trống xung quanh có tường bao bọc hoặc được đục vào trong vách núi. Các hoạt động tế lễ hay hội hè thường được tổ chức ở phía trước của đền thờ, phần bên trong chỉ có Pharaon,các tăng lữ và các quan lại cao cấp mới được vào càng làm tăng hem vẻ huyền bí, thần thánh hoá nhà vua.
Các công trình tiêu biểu: Đền thờ thần Khons tại Karnak, Đền thờ lớn thần
Ammon tại Karnak, Đền hang của Rameses II tại Abu-Simbel.
Ramses II
Bức tượng không đầu của Ramses II gác ngoài đền thờ Luxor
 Đền thờ :
Thần Re
    Những đền thờ Hy Lạp cổ đại dùng để thờ thần Mặt Trời. Thờ thần Mặt Trời cũng chính là thờ vua. Đền thờ thường có một cái cửa lớn, đường bệ và phù hợp với tính chất của các nghi lễ tôn giáo. Phần quan trọng thứ hai của đền là khu vực nội bộ của đại điện. Đây là nơi vua tiếp nhận sự sùng bái của một số người nên không gian được tổ chức sao cho u uẩn, kín đáo, mang tính thần bí. Đôi khi, đền còn được bao quanh bởi bức tường thành, ở đây có trổ một cửa gọi là tiền tháp môn (propylon), sau đó là một con đường lát đá, rộng 34m, dài khoảng 140m, hai bên đặt những con Sphinx, tiếp đến là các tháp bia, tượng vua và tháp môn.
Đền Luxor
Đền Luxor ở Đông sông Nile

Mặt bằng đền Luxor.


3. Kiến trúc cung điện , nhà ở:
    Cung điện: có qui mô lớn, phát triển theo trục dọc. Cung điện sử dụng kết cấu gỗ, tường gạch xây, mặt tường trát vữa, ngoài cùng xoa thạch cao. Bên trong cung điện sử dụng nhiều trang trí, đặt nhiều tượng. Càng về sau cùng với việc thần hoá nhà vua, cung điện càng mô phỏng hình thức đền thờ thần.

Nhà ở:
Sử dụng vật liệu chủ yếu là gạch, gỗ và bùn lau sậy. Nhà ở kiểu doanh trại dùng cho thợ xây làm kim tự tháp thường xây với mật độ cao, nhà không có cửa sổ, nhiều nhà cùng quây quanh 1 sân trong, các nhà qui hoạch theo hình học và được ngăn thành khu bởi tường thành. Nhà ở của thị dân, quí tộc có diện tích lớn có thể được xây đến 4 tầng, trong nhà có các thành phần như: sân vườn, đền thờ nhỏ, phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm..., toàn bộ các phòng hướng vào sân vườn.
    Loại lâu đài, dinh thự có ao cá, vườn cây phía trước, vật liệu dùng cột gỗ, tường gạch, dầm gỗ, mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. Các cung điện của nhà vua có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều cột, ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm cung điện, Ai Cập không có mà được vận chuyển từ Syrie tới.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Văn minh thế giới

My Friend's Blog

 

Copyright 2008 All Rights Reserved by me