MAHABALIPURAM - Cụm thánh tích Ấn Độ

|
MAHABALIPURAM
MAHABALIPURAM

MAHABALIPURAM - CỤM THÁNH TÍCH NỔI TIẾNG CỦA ẤN ĐỘ
      Ở miền nam Ấn Độ, có một
cụm đền thờ hay Thánh Tích nổi tiếng vào bậc nhất của Ấn Độ giáo.
    Đó là di tích Mahabalipuram, một vùng đất ngay cửa con sông Palar, bên bờ vịnh Bengal (gần thành Madras).
      Tất cả những di tích hiện còn ở Mahabalipuram đều được xây dựng vào khoảng những năm 630 và 715, khi vương triều Palava đạt tới đỉnh cực thịnh ở miền nam Ấn Độ. Hiện còn nhiều đền đài xây cất dở dang do cuộc chiến tranh với triều đại Chôla (876-895).
      Tuy thế, Mahabalipuram vẫn là một cụm kiến trúc đặc biệt gồm những ngôi đền to, nhỏ khác nhau nằm chen nhau được tách trực tiếp vào những tảng đá lớn liền khối như các catha (thiên xa) và một đền thờ Chiva có tên là. Đền ven biển cũng được xây hoàn toàn bằng đá. Bên cạnh các ngôi đền đều có những tượng lớn: voi, sư tử, bò...

      Trong số tám thiên xa bằng đá, khối nổi bật lên là năm ratha đứng cạnh nhau mang tên những người anh em nhà Pandava trong sử thi Mahabharata và người vợ chung của họ Yudisthira, Đharmaradja, Ácguiman Bhima và Nakula. Nhưng mỗi thiên xa đá khối có vóc dáng riêng của nó như thân vuông, mỗi cạnh dài 8,85mét, cao 12,2 mét và bộ mái ba tầng thu nhỏ dần về phía đỉnh.
      Hai tầng mái phía dưới có hành lang bao quanh và được tô điểm bằng các tháp nhỏ, còn tầng thứ ba hay tầng trên cùng lại là cả một khối vòm tròn lớn, gây được ấn tượng hoành tráng mạnh mẽ. Nếu Đharmaradja ratha có hình vuông thì Bhimaratha nằm ngay bên cạnh lại là kiến trúc hình chữ nhật dài 14,6 mét, cao 7,90 mét và có bộ mái hoàn toàn khác: mái dài, hai cánh cong như lưng voi. Vì chỉ có hai tầng và bộ mái lại chạy theo chiều dài của kiến trúc, thế nhưng các khối lớn của thân và mái đã tạo cho ngôi tháp này một vẻ đẹp bề thế và vững chãi.

      Nhỏ nhất trong nhóm và cũng đặc biệt nhất là Draupadi ratha mỗi chiều dài 3,40 mét và cao 5,50mét. Thoạt nhìn Draupadi ratha có hình dáng hệt như mái nhà gỗ đơn sơ với các mái tranh trùm lên bốn bức tường nhà. Song ở đây, tất cả đều được khắc vào đá, vì thế mà Draupadi ratha có vẻ dung dị và trang nhã.

      Khu đền Shiva hay Đền ven biển là một quần thể kiến trúc được xây dựng vào khoảng năm 700, dưới thời vua Ratgiasimha. Nhưng hiện nay chỉ còn lại có hai ngôi đền dưới dạng tháp nhiều tầng kiểu như Đharmaradja ratha, Tuy vậy, do có kích thước lớn hơn và có chiều cao hơn nên ngôi đền lớn của khu Đền ven biển vút lên trời cao lồng lộng ngay bên bờ biển như một ngọn hải đăng khổng lồ.
MAHABALIPURAM
MAHABALIPURAM
       Ở đây, dường như tất cả các ngôi đền ở Mahabalipuram đều được trang trí bằng điêu khắc. Đáng kể nhất và có giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc của Mahabalipuram là bức phù điêu đá khổng lồ. Nó đã mô tả được các câu chuyện huyền thoại về dòng sông Hằng linh thiêng.

      Một truyền thuyết nổi tiếng khác là câu chuyện Kiratacgiunnarút từ sử thi Mahabharata cũng được thể hiện thành cả một dãy phù điêu hoành tráng, giàu trí tưởng tượng với những ước vọng bay bổng, đầy lãng mạn. Nhìn vào hình phù điêu này có thể thấy những kỳ tích chính của người anh hùng Ardjuna: Cầu xin thần Shiva ban cho chiếc cung thần, cuộc thi bắn cung, hình ảnh thần Krisna hoá thân thành người đánh xe cho Ardjuna...

MAHABALIPURAM
MAHABALIPURAM
        Ngoài hai huyền thoại và truyền thuyết lớn vừa kể trên, mặt đá còn lại của các ngôi đền ở Mahabalipuram được phủ kín bằng những hình phù điêu, thể hiện đủ loại người, thần linh, súc vật và các tình tiết rút từ nhiều truyền thuyết khác nhau của Ấn Độ giáo.

       Mặc dầu rất đa dạng và phong phú về đề tài thể hiện, song nghệ thuật điêu khắc đá ở Mahabalipuram vẫn toát lên một bút pháp hoặc phong cách nghệ thuật chung là: mạnh mẽ, sống động chuẩn xác và hoành tráng.

      Mahabalipuram với nhiều ngôi đền độc đáo và những hình phù điêu khổng lồ quả là điều kỳ diệu của nghệ thuật miền nam Ấn Độ. Không phải ngẫu nhiên mà có các nhà khoa học đã ví khu đền Mahabapuram như đỉnh Everest của nghệ thuật cổ Trung đại của Ấn Độ.
      Họ sử dụng vật liệu bằng đá để xây dựng và điêu khắc, chứng tỏ nghệ thuật chạm khắc đến mức tinh vi. Họ muốn làm ra một tác phẩm để lại cho mọi thế hệ sau này chiêm ngưỡng.
Theo Di sản thế giới

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Văn minh thế giới

My Friend's Blog

 

Copyright 2008 All Rights Reserved by me